Tổng hợp công việc doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động

Từ khi mới bắt đầu thành lập đến khi đi vào hoạt động ổn định, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều công việc dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Trong đó quản lý về lao động là một trong những công việc quan trọng đối với doanh nghiệp. Dưới đây,  Công ty kế toán Đăng Vũ  gửi đến quý thành viên những công việc doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động.

Đối với Doanh nghiệp mới thành lập
1.Khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2Lập và sử dụng sổ quản lý lao động
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải lập Sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
3Xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương
Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động
4Xây dựng và thông báo định mức lao động
Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng định mức lao động để làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương và chi trả lương cho người lao động.
5Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản.
6Xây dựng và ban hành Quy chế dân chủ cơ sở
Doanh nghiệp phải xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như của doanh nghiệp.
7Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo về nội dung thỏa ước của mình với Sở Lao động- Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
8Thành lập công đoàn trong công ty.
Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp thì người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp.
Đối với Doanh nghiệp đang hoạt động
1.Báo cáo tình hình thay đổi về lao động
Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tình hình thay đổi về lao đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi mình đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng đại diện.
2.Tham gia và đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Người làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động xác định thời hạn,Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng phải tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3Đăng ký điều chỉnh đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp
Khi có sự thay đổi thông tin đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
4Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Định kỳ mỗi 03 tháng, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với những người lao động.
5Thực hiện thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động và thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định
Đề nghị cấp lại giấy phép lao động trong Công ty
6Xây dựng quy chế khen thưởng
Xây dựng quy chế khen thưởng
7Trích nộp kinh phí công đoàn trong Công ty
Hàng tháng, khi doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì cũng phải đóng kinh phí Công đoàn. Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn.
8Báo cáo tình hình tai nạn lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ
Định kỳ 06 tháng và hàng năm, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
9Khai báo tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
Khi doanh nghiệp xảy ra sự cố, tai nạn lao động gây chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên,..doanh nghiệp phải ngay lập tức khai báo với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động, sự cố hoặc khai báo với Công an huyện trong trường hợp có gây chết người.
10Theo dõi, quản lýkhai báo sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Trong khoảng thời hạn 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo về việc sử dụng các loại máy, thiết bị và vật tư với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
11Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và thông báo cho người lao động về kết quả khám sức khỏe của họ đồng thời lưu trữ các hồ sơ đó đầy đủ để xuất trình khi được yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Các bạn vừa xem xong bài viết: Tổng hợp công việc doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.