11 mức phạt đối với người lao động

Ở nhiều bài viết trước, Công ty kế toán Đăng Vũ đã gửi đến quý thành viên một số mức phạt đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, không chỉ có doanh nghiệp, người lao động cũng có thể bị xử lý vi phạm chính, cụ thể tại bảng dưới đây:

STTHành viMức phạtCăn cứ pháp lýCông việc liên quan (nếu có)
1Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểmPhạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồngKhoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP– Phân loại tai nạn lao động;- Khai báo tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
2Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao độngPhạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồngKhoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP– Phân loại tai nạn lao động;- Khai báo tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
3Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đíchPhạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồngKhoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CPKế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
4Có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy địnhPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồngKhoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP – Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu;- Mức đóng các loại bảo hiểm.
5Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồngKhoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP– Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau;- Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản;- Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu;- Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất.
6Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sựPhạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngKhoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP 
7Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệpPhạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngKhoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CPHồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
8Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộcPhạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngKhoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CPHồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
9Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hành vi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trúPhạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồngĐiểm a Khoản 2 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP 
10Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồngPhạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồngĐiểm b Khoản 2 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP 
11Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hành vi sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồngPhạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồngĐiểm c Khoản 2 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP 

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

– Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Các bạn vừa xem xong bài viết:  11 mức phạt đối với người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.